Friday, April 24, 2015

The Illustrated Dhammapada (part 13)

The Illustrated Dhammapada (part 13)

 Chapter 25, The Monk
360. Good is restraint over the eye; good is restraint over the ear; good is restraint over the nose; good is restraint over the tongue. 
361. Good is restraint in the body; good is restraint in speech; good is restraint in thought. Restraint everywhere is good. The monk restrained in every way is freed from all suffering. 
362. He who has control over his hands, feet and tongue; who is fully controlled, delights in inward development, is absorbed in meditation, keeps to himself and is contented — him do people call a monk. 
363. That monk who has control over his tongue, is moderate in speech, unassuming and who explains the Teaching in both letter and spirit — whatever he says is pleasing. 
364. The monk who abides in the Dhamma, delights in the Dhamma, meditates on the Dhamma, and bears the Dhamma well in mind — he does not fall away from the sublime Dhamma. 
365. One should not despise what one has received, nor envy the gains of others. The monk who envies the gains of others does not attain to meditative absorption. 

The Illustrated Dhammapada (part12)

The Illustrated Dhammapada (part12)

Chapter 23, The Elephant
320. As an elephant in the battlefield withstands arrows shot from bows all around, even so shall I endure abuse. There are many, indeed, who lack virtue. 
321. A tamed elephant is led into a crowd, and the king mounts a tamed elephant. Best among men is the subdued one who endures abuse. 
322. Excellent are well-trained mules, thoroughbred Sindhu horses and noble tusker elephants. But better still is the man who has subdued himself.

323. Not by these mounts, however, would one go to the Untrodden Land (Nibbana), as one who is self-tamed goes by his own tamed and well-controlled mind. 
324. Musty during rut, the tusker named Dhanapalaka is uncontrollable. Held in captivity, the tusker does not touch a morsel, but only longingly calls to mind the elephant forest. 

The Illustrated Dhammapada (part-11)


The Illustrated Dhammapada (part-11)

Chapter 21, Miscellaneous
290. If by renouncing a lesser happiness one may realize a greater happiness, let the wise man renounce the lesser, having regard for the greater. 
291. Entangled by the bonds of hate, he who seeks his own happiness by inflicting pain on others, is never delivered from hatred. 
292. The cankers only increase for those who are arrogant and heedless, who leave undone what should be done and do what should not be done. 
293. The cankers cease for those mindful and clearly comprehending ones who always earnestly practice

The Illustrated Dhammapada (part-10)

The Illustrated Dhammapada (part-10)

Chapter 19, The Just
256. Not by passing arbitrary judgments does a man become just; a wise man is he who investigates both right and wrong. 
257. He who does not judge others arbitrarily, but passes judgment impartially according to the truth, that sagacious man is a guardian of law and is called just. 
258. One is not wise because one speaks much. He who is peaceable, friendly and fearless is called wise. 
259. A man is not versed in Dhamma because he speaks much. He who, after hearing a little Dhamma, realizes its truth directly and is not heedless of it, is truly versed in the Dhamma. 
260. A monk is not Elder because his head is gray. He is but ripe in age, and he is called one grown old in vain. 

The Illustrated Dhammapada (part-9)

The Illustrated Dhammapada (part-9)


Chapter 17, Anger
221. One should give up anger, renounce pride, and overcome all fetters. Suffering never befalls him who clings not to mind and body and is detached. 
222. He who checks rising anger as a charioteer checks a rolling chariot, him I call a true charioteer. Others only hold the reins. 
223. Overcome the angry by non-anger; overcome the wicked by goodness; overcome the miser by generosity; overcome the liar by truth. 
224. Speak the truth; yield not to anger; when asked, give even if you only have a little. By these three means can one reach the presence of the gods. 
225. Those sages who are inoffensive and ever restrained in body, go to the Deathless State, where, having gone, they grieve no more. 
226. Those who are ever vigilant, who discipline themselves day and night, and are ever intent upon Nibbana -- their defilements fade away. 
227. O Atula! Indeed, this is an ancient practice, not one only of today: they blame those who remain silent, they blame those speak much, they blame those who speak in moderation. There is none in the world who is not blamed. 
228. There never was, there never will be, nor is there now, a person who is wholly blamed or wholly praised. 
229. But the man whom the wise praise, after observing him day after day, is one of flawless character, wise, and endowed with knowledge and virtue. 

The Illustrated Dhammapada (part-7)

The Illustrated Dhammapada (part-7)

Chapter 15, Happiness
197. Happy indeed we live, friendly amidst the hostile. Amidst hostile men we dwell free from hatred. 
198. Happy indeed we live, friendly amidst the afflicted (by craving). Amidst afflicted men we dwell free from affliction. 
199. Happy indeed we live, free from avarice amidst the avaricious. Amidst the avaricious men we dwell free from avarice. 
200. Happy indeed we live, we who possess nothing. Feeders on joy we shall be, like the Radiant Gods. 
201. Victory begets enmity; the defeated dwell in pain. Happily the peaceful live, discarding both victory and defeat. 
202. There is no fire like lust and no crime like hatred. There is no ill like the aggregates (of existence) and no bliss higher than the peace (of Nibbana).

The Illustrated Dhammapada (part-6)

The Illustrated Dhammapada (part-6)

Chapter 13, The World
167. Follow not the vulgar way; live not in heedlessness; hold not false views; linger not long in worldly existence. 
168. Arise! Do not be heedless! Lead a righteous life. The righteous live happily both in this world and the next. 
169. Lead a righteous life; lead not a base life. The righteous live happily both in this world and the next. 
170. One who looks upon the world as a bubble and a mirage, him the King of Death sees not. 
171. Come! Behold this world, which is like a decorated royal chariot. Here fools flounder, but the wise have no attachment to it. 
172. He who having been heedless is heedless no more, illuminates this world like the moon freed from clouds. 

The Illustrated Dhammapada (part-5)

The Illustrated Dhammapada (part-5) 

Chapter 11, Old Age
146. When this world is ever ablaze, why this laughter, why this jubilation? Shrouded in darkness, will you not see the light? 
147. Behold this body — a painted image, a mass of heaped up sores, infirm, full of hankering — of which nothing is lasting or stable! 
148. Fully worn out is this body, a nest of disease, and fragile. This foul mass breaks up, for death is the end of life. 
149. These dove-colored bones are like gourds that lie scattered about in autumn. Having seen them, how can one seek delight? 

The Illustrated Dhammapada (part-4)


The Illustrated Dhammapada (part-4)


Chapter 9, Evil



116. Hasten to do good; restrain your mind from evil. He who is slow in doing good, his mind delights in evil. 
117. Should a person commit evil, let him not do it again and again. Let him not find pleasure therein, for painful is the accumulation of evil. 
118. Should a person do good, let him do it again and again. let him fin pleasure therein, for blissful is the accumulation of good. 
119. It may be well with the evil-doer as long as the evil ripens not. But when it does ripen, then the evil-doer sees (the painful results of) his evil deeds. 
120. It may be ill with the doer of good as long as the good ripens not. But when it does ripen, then the doer of good sees (the pleasant results of) his good deeds. 
121. Think not lightly of evil, saying, "It will not come to me." Drop by drop is the water pot filled. Likewise, the fool, gathering it little by little, fills himself with evil. 

The Illustrated Dhammapada (part-4)

The Illustrated Dhammapada (part-4)

Chapter 7, The Arahat: The Perfected One

90. The fever of passion exists not for him who has completed the journey, who is sorrowless and wholly set free, and has broken all ties.
91. The mindful ones exert themselves. They are not attached to any home; like swans that abandon the lake, they leave home after home behind. 
92. Those who do not accumulate and are wise regarding food, whose object is the Void, the Unconditioned Freedom -- their track cannot be traced, like that of birds in the air. 
93. He whose cankers are destroyed and who is not attached to food, whose object is the Void, the Unconditioned Freedom — his path cannot be traced, like that of birds in the air. 
94. Even the gods hold dear the wise one, whose senses are subdued like horses well trained by a charioteer, whose pride is destroyed and who is free from the cankers. 

95. There is no more worldly existence for the wise one who, like the earth, resents nothing, who is firm as a high pillar and as pure as a deep pool free from mud. 

The Illustrated Dhammapada (part-3)

The Illustrated Dhammapada (part-3)

Chapter 5, The Fool

60. Long is the night to the sleepless; long is the league to the weary. Long is worldly existence to fools who know not the Sublime Truth. 
61. Should a seeker not find a companion who is better or equal, let him resolutely pursue a solitary course; there is no fellowship with the fool. 
62. The fool worries, thinking, "I have sons, I have wealth." Indeed, when he himself is not his own, whence are sons, whence is wealth? 
63. A fool who knows his foolishness is wise at least to that extent, but a fool who thinks himself wise is a fool indeed. 

The Illustrated Dhammapada (part-2)


The Illustrated Dhammapada (part-2)


Chapter 3, The Mind

33. Just as a fletcher straightens an arrow shaft, even so the discerning man straightens his mind — so fickle and unsteady, so difficult to guard. 
34. As a fish when pulled out of water and cast on land throbs and quivers, even so is this mind agitated. Hence should one abandon the realm of Mara. 
35. Wonderful, indeed, it is to subdue the mind, so difficult to subdue, ever swift, and seizing whatever it desires. A tamed mind brings happiness. 
36. Let the discerning man guard the mind, so difficult to detect and extremely subtle, seizing whatever it desires. A guarded mind brings happiness. 

The Illustrated Dhammapada


The Illustrated Dhammapada part-1

Chapter 1, The Pairs
1. Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with an impure mind a person speaks or acts suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox. 
2. Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with a pure mind a person speaks or acts happiness follows him like his never-departing shadow 
3. "He abused me, he struck me, he overpowered me, he robbed me." Those who harbor such thoughts do not still their hatred. 
4. "He abused me, he struck me, he overpowered me, he robbed me." Those who do not harbor such thoughts still their hatred. 
5. Hatred is never appeased by hatred in this world. By non-hatred alone is hatred appeased. This is a law eternal. 

Thursday, April 23, 2015

what is buddhism?

what is buddhism?

Buddhism is a path of practice and spiritual development leading to Insight into the true nature of reality. Buddhist practices like meditation are means of changing yourself in order to develop the qualities of awareness, kindness, and wisdom. The experience developed within the Buddhist tradition over thousands of years has created an incomparable resource for all those who wish to follow a path — a path which ultimately culminates in Enlightenment or Buddhahood. An enlightened being sees the nature of reality absolutely clearly, just as it is, and lives fully and naturally in accordance with that vision. This is the goal of the Buddhist spiritual life, representing the end of suffering for anyone who attains it.

what is kundalini | kundalini

what is kundalini | kundalini

Kundalini is an energy that exists in everyone's bodyusually in a dormant state. This means that most people never feel it and never know it is there. But in a very few people, perhaps one in one thousand, this energy becomes aroused, activated. This can be a happy event or it can be scary and disruptive, depending on whether you aroused your kundalini on purpose or by accident.

The Sanskrit word, kundalini, means coiled, like a snake. Kundalini energy is not recognized by medical science, and is often little understood even among teachers of Yoga and meditative traditions. It is, however, mentioned extensively in the literature of Yoga and Tantra (both Buddhist and Hindu).

SUMMARY OF LICENSE practice FRANCE from low to high OF BUDDHISM

SUMMARY OF LICENSE practice FRANCE from low to high OF BUDDHISM


Way of practicing Buddhism clearly, starting from the precepts and virtue.
Part precepts and virtue includes:
    In the five precepts at home.
    monastic the ten precepts.
    Three virtues of house: Patience, depending upon, by heart.
    Three monastic virtues: Eating, sleeping, solitude.

Bùa Ngải là gì ? Cách hóa giải bùa ngải

Bùa Ngải là gì ? Cách hóa giải bùa ngải

Ngải thuộc họ thực vật, thân thảo, có củ. Củ nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ một chút như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài; lớn hơn thì có thể to bằng con heo đất như ngải hổ, ngải tượng...vv... Một số loài đã có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người, bởi các nhà nghiên cứu khoa học công bố. Chẳng hạn có những loại củ cây ngải có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng sự dẻo dai mà dân phu trầm thường hay dùng trong những chuyến luồn rừng dài ngày. Người ta thường hay nói “ngậm Ngải tìm trầm” là vì thế. Nhưng đa phần cây ngải vẫn còn mang nhiều bí ẩn mà tên gọi chỉ được truyền miệng qua kinh nghiệm dân gian...

Đạo Phật ngày nay quá chạy theo hình thức | Đạo Phật ngày nay

Đạo Phật ngày nay quá chạy theo hình thức

*(lời tường trình của một tu sĩ thời nay)

"Nhìn chung Đạo Phật ngày nay đi theo hình thức tôn giáo, Chùa to Phật lớn... Hình thành đội ngũ Phật tử lấy số lượng hơn là chất lượng. Nếu theo tư tưởng của Tổ sư Minh Đăng Quang thì sai lạc đi quá nhiều... Và thiết nghĩ cũng chẳng còn mấy ai hiểu và nắm bắt được tư tưởng của Ngài nữa cả, lại cũng chẳng mấy ai quyết chí tu hành theo đường lối của Ngài. Thật là như Ngài đã nói đời thịnh thì đạo suy...

KUNDALINI LÀ GÌ | KUNDALINI TỨC HỎA XÀ

Như ta đã thấy, Kundalini tức Hỏa xà là một trong các lực xuất phát từ mặt trời và hoàn toàn riêng rẽ, phân biệt đối với Fohat và Prana, theo như chúng tôi biết cho đến nay thì chúng không được chuyển hóa ra thành bất kỳ dạng nào của các lực khác.





Kundalini: The Path of Silence- parts 1

Kundalini:
The Path of Silence



Silence (Easeful/Tranquil) Meditation
A Method Purification and Transformation  Mind
Translate: CoHuyenSon@Gmail.com
and vanhoatongiao@gmail.com



Silence Meditation is a practice of easy, efficient and extremely helpful for everyone; secular, religious people, old, young ... who are also set. Go with this method, the secular are looking forward to healing and a spiritual life comfortable, gentle, escape the pain of the vicissitudes of life, the botheration family, interpersonal relationships man to man, the agony of loss, urges, feelings, opinions, thoughts ...

Kundalini Yoga | Kundalini

Kundalini

(As we have seen, the Kundalini is one of the power comes from the sun and completely separate, discriminate against Fohatic and Prana, as far as we know so far, they are not transformed into any Any other kind of force.)


Kundalin has been called by many different names that Mars bar, Mars and Lady of the World features. Clairvoyance to see it appear authentic like liquid fire as it runs through the body and route it to go through it as a spiral like the coils of a snake. The name Lady World is appropriate because thanks to it that everything is new can be flexible.


NĂNG LỰC HỎA XÀ | KUNDALINI VŨ TRỤ VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC

NĂNG LỰC HỎA XÀ | KUNDALINI VŨ TRỤ VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC

Câu cuối cùng của chương vừa nêu đưa chúng ta ngay tới phần mở đầu đáng ngạc nhiên báo trước đủ thứ cuộc trải nghiệm và thực nghiệm.Trong tia chớp lóe đầu tiên của sự bành trướng trực giác và có thể là còn cao hơn nữa, người trải nghiệm đâm ra bị chìm sâu vào một ý thức về quan hệ giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ. Y nhất thời bay bổng lên. Tâm thức của y chớp lóe ra bên ngoài tới điều dường như là biên giới xa nhất của không gian, và y đắm chìm vào cái sự thật vinh diệu hoàn toàn khiến cho ta tin chắc về sự thống nhất mật thiết trong tâm thức của chính y,

Kundalini | Kundalini chakra diagram

Kundalini

From Wikipedia, the free encyclopedia
For other uses, see Kundalini (disambiguation).

Kết quả hình ảnh cho Kundalini

Kundalini chakra diagram

Wednesday, April 22, 2015

Thiền là gì? Thiền Na

Thiền là gì?  Thiền Na

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì?

Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền Na. Tuy vậy người ta thường ưa nói tắt, nên họ bỏ chữ "na" đi mà gọi là thiền thôi. Tiếng Phạn là Dhyana. Khi người Trung Hoa đọc chữ Dhyana thì họ phát âm là Ch'anna, rồi họ cũng bỏ chữ "na" để còn lại Ch'an thôi. Thành ra Ch'an là tiếng Trung Hoa, còn Thiền là tiếng Việt. "Ch'an" viết theo chữ Hán, người Việt đọc là Thiền, người Nhật đọc là Zen, và người Đại Hàn đọc là "Son". Trong tiếng Phạn, gốc của chữ Dhyana là Dhya. Trong tiếng Anh, chữ meditation đã được dùng để dịch chữ thiền.

Thiền là gì? Định nghĩa Thiền

Thiền là gì? Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ)Thích Nguyên Đăng

GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ?

GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ?


Kinh sách Phật rất nhiều, đó là điều ai nấy đều biết, vì vậy mà cho đến hiện nay, cũng không sách nào chỉ rõ, bộ kinh nào hay, bộ kinh nào là tiêu biểu cho đạo Phật. Ở Trung Quốc, sở dĩ có nhiều tông phái xuất hiện, nói chung là do lập trường của các tông phái suy tôn các bộ kinh luận nào là căn bản đối với họ.

KUNDALINI LÀ GÌ VÀ NHỮNG NGUY HIỂM CỦA KUNDALINI

KUNDALINI LÀ GÌ VÀ NHỮNG NGUY HIỂM CỦA KUNDALINI

Vì vậy ta phải nhấn mạnh rất nhiều tới những nguy hiểm của việc khơi hoạt Kundalini. Ta hãy khảo sát bản chất của chúng. Trước hết và trên hết ta có nguy cơ kích thích tình dục sao cho cá nhân bị kiệt quệ hết sinh lực do bị tình dục ám ảnh. Sự loạn trí cũng nằm theo đường lối này. Sinh lực tình dục và hoạt động tình dục có liên quan mật thiết tới Kundalini, vì cả hai đều có tính cách vô cùng sáng tạo về bản chất và sự phát triến của thứ này ắt kích động sự phát triển của thứ kia. Mọi thôi thúc tình dục phải bị hoàn toàn kiểm soát, tùy ý của cá thể và phải ở tình trạng của điều mà ta có thể gọi là sự siêu hóa,

nghĩa là nó phải được nhận ra là một phép bí tích và do đó được dùng một cách kính cẩn theo tinh thần tận hiến. Sự phân biệt về giới tính với đủ mọi hàm ý của nó là một trong những tặng phẩm đầu tiên mà Thượng Đế ban cho các con của mình; nó thường bị lạm dụng và sử dụng một cách thô bạo, nhưng cuối cùng ta phải học cách tiếp cận với nó giống như người tu sĩ chân chính tiếp cận với bàn thờ. Chỉ những kẻ nào đã tiếp cận được như thế với thiên tính của tình dục thì mới có thể được an toàn giao phó cho mình cái tặng phẩm sau này là Kundalini mà y có thể vận dụng một cách an toàn và có ích qua việc đã được thử thách và tỏ ra đáng tin cậy.
Hai là có nguy cơ làm xáo trộn sự thăng bằng nhịp nhàng của thể xác do kích thích không kiểm soát được đủ thứ trung tâm lực của cơ thể - có thể là làm hại cho quả tim, cho thần kinh hệ thông qua nhật tùng, cá nhân trở thành một kẻ tàn tật mãn tính và nói chung là bộ óc xác phàm bị suy thoái, tạo ra một sự căng thẳng rốt cuộc là loạn trí. Ta có thể tránh được nguy cơ này miễn là cá thể phải hoàn toàn khỏe mạnh, đã được một mức độ tự chủ cao, suy nghĩ một cách tịch lặng và minh bạch chứ không bao giờ hẹp hòi, và không nô lệ cho bất kỳ sự thôi thúc tình dục nào, thật ra có rất ít khuynh hướng tình dục nếu không phải là tuyệt nhiên không có. Ta nên nhớ rằng cho dù việc khơi hoạt Kundalini có thể giúp y rất nhiều thì sự phát triển của nó vẫn phần lớn là tùy thuộc vào y. Y phải theo dõi đủ thứ hiện tượng và điều tiết chúng. Bằng cách nào? Y sẽ biết cách nếu y đã sẵn sàng khơi hoạt nó. Ở đây ta không cần đưa ra thêm chỉ dẫn nữa, vì dấu hiệu của một cá nhân đã sẵn sàng khơi hoạt Kundalini cốt ở nơi tri thức trực giác về điều mà ta phải làm và nơi sự trợ giúp của đấng Minh triết.
Ta không bao giờ được quên rằng thể xác vốn thô trược hơn và do đó khó thích ứng hơn mọi thể khác, và điều này có khuynh hướng gây ra sự tập trung thần lực ở một vùng đặc bịêt chứ không phân bố tổng quát trên toàn bộ cơ thể. Nếu ta xét tới chẳng hạn như thể vía và thể trí thì ta nhận thấy rằng theo một ý nghĩa nào đó mỗi thể này là một cơ quan lớn duy nhất. Trong trường hợp các thể thuộc nội giới thì các chức năng (mà trong một chừng mực nào đó vốn liên kết với những bộ phận đặc thù của thể xác) có tính cách phổ quát hơn. Có lẽ trong một chừng mực nào đó ta vẫn còn có thể nói tới sự định xứ nơi các thể nội giới, nhưng ít nhiều gì thì trọn cả thể vía đều cảm xúc, đều nhận ấn tượng, đều giao tiếp. Điều này cũng đúng với thể trí. Trọn cả thể trí đều suy nghĩ.
Thế mà đối với thể xác trong khi xúc cảm được phân phối ở khắp nơi, trong khi các trung tâm lực đặc biệt chịu ảnh hưởng của những xúc cảm và cảm giác thuộc loại không thông dụng thì bộ óc lại đóng vai trò kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể vía. Ta hãy làm tê cóng bộ óc, tê cóng những dây thần kinh giao tiếp với bộ óc thì xúc cảm sẽ biến mất đối với tâm thức đang tỉnh táo, mặc dù những hậu quả của nó vẫn còn rơi rớt, bằng chứng là cú sốc sau một vụ mổ mà do ảnh hưởng của thuốc mê nên con người tạm thời không bị đau.
Cũng giống như vậy, bộ óc là kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể trí. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng thể trí gây ấn tượng theo một mức độ nào đó lên mọi bộ phận của thể xác sao cho mọi bộ phận đều “suy nghĩ” đến một mức độ nào đó cũng giống như mọi bộ phận đều cảm xúc. Nhưng bộ óc là trung tâm chính yếu, là cầu nối vĩ đại đối với ngoại giới. Vì vậy ta có thể hình dung các thể nội giới gây áp lực trên khắp thể xác nhưng áp lực lớn nhất là ở cầu nối bộ óc. Bộ óc đứng mũi chịu sào tương đối dễ dàng trong những trường hợp bình thường và đối với những cá nhân bình thường, vì thật ra chỉ có rất ít những kênh dẫn nhỏ được phép mở ra giữa các thể khác nhau.
Nhưng Kundalini tất nhiên sẽ lưu chuyển độc lập với những kênh dẫn thông thường để làm linh hoạt những trung tâm lực nhạy cảm nhất và tiếp nhận năng lượng nhiều nhất. Vì thế cho nên sự tập trung vốn sẵn có sẽ được tăng cường rất nhiều, thường thường là khi cơ quan hữu quan đã quá tải rồi. Một cá nhân mà vì lý do nào đó Kundalini có khuynh hướng kích động y thì chắc chắn là đang sống ở mức độ thực ra là chịu nhiều áp lực. Y rất có thể là vô cùng linh hoạt. Y rất có thể là tập trung sâu sắc thần lực nơi đủ thứ cơ quan của mình, những sự tập trung này thay đổi tùy theo việc y sử dụng cơ quan này hơn là cơ quan khác. Kundalini rất có thể là “giọt nước làm tràn đầy ly nước” nhấn chìm cá thể không may đó vào trong bóng tối tàn ác nếu y không phải là lực sĩ tâm linh đã được rèn luyện để chịu đựng sự căng thẳng đó.
Chắc chắn là ở giai đoạn tiến hóa này phải xuất hiện những kênh dẫn giao tiếp giữa các nội giới và cá thể chủ yếu là sống nơi ngoại giới. Nhưng những kênh dẫn đó rất có thể là không đủ độ sâu, và nếu thình lình thần lực tràn vào như xoáy ốc qua một trong những kênh dẫn đó, hoặc trực tiếp nhập vào một cơ quan của thể xác thì chúng có thể bị “vỡ ra” và gây nên thảm họa.
Khi các thể xác, vía và trí bắt đầu tan hòa vào các đối thể cao siêu chẳng hạn như trong trường hợp những người đang kết liễu kiếp người xét về mặt bị giam hảm trong các hạ thể, thì Kundalini tự nhiên là lưu chuyển mà không gặp sự cản trở tối thiểu nào. Bắt đầu chỉ còn có một Lửa duy nhất, một Sự Sống duy nhất. Ở những giai đoạn sớm hơn thì việc cực kỳ thận trọng có tầm quan trọng sống còn vì Hỏa xà không hề phân biệt. Nó thiêu rụi hết. Nó có khuynh hướng chảy theo những đường ít bị đề kháng nhất và đôi khi những đường đó có thể dẫn xuống dưới chứ không phải dẫn lên trên với hậu quả tai hại khôn xiết.
Khi sự phát triển diễn ra, khi tâm thức cao siêu dần dần chiếm ưu thế thường trực thì sự xuyên thấu lẫn nhau trở nên nhịp nhàng hơn, trọn cả tác nhân bên dưới đáp ứng một cách tức khắc và phong phú hơn với sự kích thích từ bên trên.

Thế thì việc khơi hoạt Kundalini có tác dụng ra sao? Thực ra thì nó mở banh ra những cánh cửa cống cho đến nay chỉ mở chầm chậm và từ từ. Và trong trường hợp người thường thì nó chỉ mở ở một mức độ rất hạn hẹp. Bắt đầu có sự giao tiếp hoàn toàn giữa mọi thể, mặc dù việc vận dụng và thuyết giải những sự giao tiếp đó tất yếu là vấn đề phải kéo dài trong một thời gian lâu sau khi đã xác lập được sự giao tiếp mở đầu. Các hạ thể bắt đầu phản ánh được càng ngày càng rõ rệt những đặc trưng của các thể cao thuộc thượng trí và hạ Bồ đề. Các trạng thái tâm thức bắt đầu lồng vào nhau sao cho xuất hệin một sự liên tục tâm thức mà con người cho đến lúc đó chưa hề trải nghiệm. Điều này có nghĩa là sự nhạy cảm gia tăng ghê gớm xuyên suốt mọi thể đòi hỏi một mức độ lớn lao của sự tự chủ mà ta thường xuyên nhấn mạnh.

Thỉnh thoảng thì trong trường hợp của nhiều người, Kundalini phải được phát triển ở nơi chốn phồn hoa đô hội (nơi mà nguy hiểm ắt lớn hơn) chứ không phải trong rừng thẳm (nơi mà nguy hiểm chỉ là tối thiểu). Thời gian quá quí báu nên ta không thể biệt lập với thế giới nhất là trong thời buổi hiện nay; và ta phải chấp nhận sự mạo hiểm. Trọn cả thể xác trở thành một khí cụ vô cùng nhạy cảm đã được tẩy trược với mọi quan hệ qua môi trường xung quanh, do đó nó có thể dễ dàng bị xé tan thành mảnh vụn do kết quả tác động của những rung động thô trược và là điều kiện tất yếu để khơi hoạt Kundalini, và đó là sức khỏe của người trưởng thành hơn là của thanh niên.
Nhưng còn hơn thế nữa. Mặc dù trọn cả thể xác đã trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều thì bộ óc vẫn phải đứng mũi chịu sào. Áp lực lên óc phàm gia tăng rất nhiều vì bộ óc là cầu nối chính giữa thể xác và các thể nội giới. Liệu bộ óc có thể chịu được áp lực đó chăng? Đây có lẽ là vấn đề chính yếu liên quan tới việc khơi dậy Kundalini. Câu trả lời phần lớn là tùy thuộc vào mức độ mà chất xám của óc phàm đã đủ phát triển, trui rèn và củng cố chưa (nhờ vào sự tự chủ) để chịu sự căng thẳng đó. Có lẽ tình trạng và số lượng của các loa tuyến cũng là một yếu tố quyết định và chúng biểu thị tình trạng của các kênh tiếp xúc và của điều dường như là khả năng vươn rộng ra của chính vật chất thuộc xác phàm. (Tôi cũng chẳng biết nói sao hơn nữa). Nó phải có thể uốn cong mà không bị gãy. Ở đây tôi không dùng từ “uốn cong” theo nghĩa đen, có lẽ từ “thích ứng” ắt là chính xác hơn. Tôi nghĩ rằng áp lực của các thể nội giới có bản chất giống như dòng chảy của một lưu chất, một dòng chảy dường như không gì cưỡng lại nỗi. Liệu bộ óc có thể uốn mình theo dòng chảy đó, bị nó khuất phục và thích ứng với nó chăng? Nếu được như vậy thì tốt thôi, nhưng sự cứng ngắt sẽ gây chết người và khi dùng từ cứng ngắc tôi không phải chỉ ngụ ý có thể nói là cứng ngắc của thể xác mà còn là sự cứng ngắc của thể trí và thể vía. Sự cứng rắn này chuyển dịch thành ra việc dựng nên những rãnh bên trong bộ óc (và quả thật cũng bên trong trái tim nữa) sẽ vỡ ra chứ không chịu mở ra. Đây là một vấn đề rất phức tạp vì cơ bản thì minh triết trong việc khơi hoạt Kundalini tùy thuộc phần lớn (mặc dù không hề toàn bộ) vào tình trạng của thể hạ trí và thể vía. Cũng như tùy thuộc vào mức độ mà thể Thượng trí và thể Bồ đề bắt đầu tiếp xúc và tự khẳng định. Nhưng ta cũng phải xét tới tình trạng của thể xác nữa, mặc dù nó chỉ là phản ánh tình trạng của các thể nội giới. Vậy thì vấn đề là: Liệu các thể nội giới đã được phát triển và kiểm soát đúng mức chưa, và liệu thể xác đã phục hồi chưa sau khi nó đã bị lạm dụng mà tất yếu phải xảy ra trong quá trình dài phát triển? Đó là vì thể xác thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác (nói chung thì thể vía và thể hạ trí cũng giống như vậy) song mỗi thể mới đều được uốn nắn để phản ánh và biểu diễn mức độ phát triển mà con người đã đạt được. Quả thật có thể có trường hợp tinh thần đã sẵn sàng nhưng xác thịt lại yếu đuối, có trường hợp Chơn ngã đã sẵn sàng nhưng các hạ thể còn yếu đuối vì lý do thể xác trong tình trạng hiện nay không thể chịu được sự căng thẳng của Kundalini. Trong những trường hợp đó có thể cần phải chờ tới một kiếp khác để cho những hình tướng hiện hữu bị phá vỡ đi thay thế bằng những hình tướng mềm dẻo hơn. Rõ ràng là từ mọi điều nêu trên ta thấy quá trình khơi hoạt Kundalini quả thật là phức tạp biết dường nào, và cá nhân nào tìm cách khơi hoạt nó mà không chịu sự chế tài khôn ngoan, không được dẫn dắt đúng mức, quả là liều lĩnh biết dường nào. Y hầu như chắc chắn sẽ chịu những sự đau khổ khủng khiếp. Vì thế cho nên bộ óc mới là một chỗ rất nguy hiểm, tai họa thường là do kết quả của một bộ óc quá căng thẳng. Nghe nói con đường huyền bí học rải rác nhiều thảm họa. Tôi trộm nghĩ rằng con đường khơi hoạt Kundalini (cho dẫu ở những giai đoạn rất sơ khởi) còn rải rác nhiều thảm họa hơn nữa. Giáo hoàng có nói:
Chỉ học một chút, tôi ắt là một điều nguy hiểm.
Hãy uống cho nhiều bằng không con sẽ không thưởng thức được Suối nước Pierian. (nước cam lồ).
Trước khi bất kỳ người nào tìm cách khơi hoạt Kundalini thì y nên biết nhiều đìêu về nó nhất là về những nguy hiểm của nó, y nên làm quen mật thíêt với những nguy hiểm đó. Thế rồi y sẽ dẹp điều đó sang một bên cho tới khi y nhận được khuyến cáo bắt đầu. Chỉ bíêt chút ít khiến cho y có khuynh hướng điên rồ. Khi y đã uống được nhiều rồi thì y sẽ nhận ra được rằng bổn phận cấm không cho y thực nghiệm, những kết quả thực nghiệm khi tiến hành trong sự vô minh ắt gây ra tai họa trước hết là cho người thực nghiệm (xét về mặt nào đó thì điều này có thể không quan trọng mấy ngoại trừ đối với bản thân y) mà còn cho những người ngay xung quanh y, gây ra nguy hiểm cho cộng đồng nói chung và y không có quyền bắt người ta phải chịu nguy hiểm.
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi-va-nhung-nguy-hiem-cua.html
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/nang-luc-hoa-xa-kundalini-vu-tru-va-cac.html
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi.html

http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi-kundalini-tuc-hoa-xa.html


NĂNG LỰC HỎA XÀ | KUNDALINI VŨ TRỤ VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC

NĂNG LỰC HỎA XÀ | KUNDALINI VŨ TRỤ VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC

Câu cuối cùng của chương vừa nêu đưa chúng ta ngay tới phần mở đầu đáng ngạc nhiên báo trước đủ thứ cuộc trải nghiệm và thực nghiệm.Trong tia chớp lóe đầu tiên của sự bành trướng trực giác và có thể là còn cao hơn nữa, người trải nghiệm đâm ra bị chìm sâu vào một ý thức về quan hệ giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ. Y nhất thời bay bổng lên. Tâm thức của y chớp lóe ra bên ngoài tới điều dường như là biên giới xa nhất của không gian, và y đắm chìm vào cái sự thật vinh diệu hoàn toàn khiến cho ta tin chắc về sự thống nhất mật thiết trong tâm thức của chính y,

chẳng những với tâm thức vũ trụ - trong phạm vi sử dụng đúng đắn của từ “vũ trụ” này khi từ vũ trụ đó dường như vượt mức vô hạn – mà còn thống nhất với các bộ phận chuyên biệt của tâm thức vũ trụ đó.
Tâm thức cá thể của chính y là một mảnh của tấm khảm trong khuôn mẫu sự sống đang tiến hóa, và có những mảnh khác dường như gắn bó mật thiết với mảnh của y vì nói chung là chúng có cùng tốc độ rung động và cùng màu sắc. Theo nguyên tắc chung thì do đâu mà những mảnh tấm khảm này lại giống với mảnh của y và chúng đâu rồi? Và tức khắc để đáp trả lại, những rung động dường như xuất phát từ xa xăm, từ một nơi rất xa so với nơi đây nên không thể xác định rõ rệt hơn nữa. Có lẽ đó là ý nghĩa rõ rệt mang tầm mức Vũ trụ bao la của thuyết linh hồn sinh đôi (chẳng biết tôi nên nói rằng thuyết linh hồn đa bội chăng) tuyệt nhiên trong nội bộ phạm vi thế giới bé nhỏ này của chúng ta. Và tôi xin nói ngay rằng cái ý niệm linh hồn sinh đôi thông thường vốn thịnh hành trong một vài giai đoạn tư tưởng hiện đại chỉ là một bức biếm họa rất tồi tàn về một thực tại nhiệm mầu. Chính trái đất này cũng là ngôi sao sinh đôi của nó và ta ắt thấy rõ ngay rằng tính lưỡng phân của sự sống cũng chẳng kém phần căn bản so với tính nhất nguyên, hoặc so với tính tam nguyên. Nhưng ta không nên suy đoán thêm nữa. Ở giai đoạn này thì điều đó chẳng có lợi gì.



Theo minh giải của trực giác đặc biệt này thì sự suy đoán cũng nổi lên khi người nghiên cứu được bay bổng thêm nữa mặc dù việc này không ngông cuồng đến nỗi y không có được một ý niệm thực chất nào mang bóng dáng của mối quan hệ giữa các Nghi thức huyền bí vĩ đại về Lửa trên trái đất cũng như Kundalini Vũ trụ mà đấng Chúa tể Thái dương của ta vừa là tâm vừa là thể. Đối với chúng ta Mât trời là Kundalini tuyệt tác mà chúng ta sống, vận động và hiện tồn trong đó. Mỗi Kundalini cá thể thuộc bất kỳ giới nào trong thiên nhiên, thuộc bất kỳ thực chất nào, dù lớn hay nhỏ, thuộc bất kỳ thế giới nào đều cũng là một phần của Kundalini Thái dương. Và kỳ diệu thay những luồng Kundalini bé nhỏ này lại tham dự vào sự toàn tri, toàn năng và toàn hiện của đấng Tổ phụ cao cả của chúng. Như vậy chúng ta có thể nói rằng mọi chúng sinh, mỗi người trong chúng ta đều đang trở nên toàn năng, toàn tri và toàn hiện. Có một mối liên hệ mật thiết nhất giữa Lửa của đấng Chúa tể Thái dương và vũ trụ sự sống mà Ngài đã nổi lửa lên.
Ta thấy rõ ngay rằng cho dù dường như có vẻ ra sao đi nữa thì Kundalini cũng đầy mãnh lực giống như dòng thác. Ở đây nó chỉ mạnh mẽ và tiềm tàng giống như dòng thác còn ở kia thì nó bị kích động và khơi hoạt, ở chỗ khác nữa thì nó vận động không gì chống cự nỗi, thiêu đốt những gì cản đường nó.
Liệu có hay chăng một chuỗi xích Kundalini nối liền các yếu tố cấu tạo nên thái dương hệ khác nhau? Chắc chắn là như thế và sự suy đoán cũng chẳng kém phần thú vị khi xét tới bản chất của cái trung tâm lực thuộc một thái dương hệ và việc Kundalini Vũ trụ khơi hoạt chúng. Trái Đất có những trung tâm lực của mình, là những luân xa xoáy cuộn hỏa năng; dường như một trong những chức năng của một số các Tinh quân Tiến hóa là điều hòa sự phân phối cũng như cường độ của Kundalini. Đây là lý do tại sao ngay cả công trình của các Ngài cũng được mô tả là mạo hiểm giống như công việc của những người tiếp tế cho các chiến hào ở tiền tuyến trong thời chiến tranh. Có lẽ bằng một cách nào đó các Ngài có thể bị thiêu rụi bởi chính cái lực mà các Ngài vận dụng mặc dù ta có thể giả định rằng trong trường hợp các Ngài thì điều này không thể xảy ra.

Với phần sơ bộ về sự hiểu biết thâm sâu của viễn cảnh khủng khiếp này, ta cần học cách khơi hoạt và điều động Kundalini tới đủ thứ trung tâm lực thuộc các hiện thể của một con người chẳng những nói chung để làm linh hoạt sinh hoạt của chúng mà còn đáp ứng được nhu cầu là làm cho cá nhân chúng linh hoạt theo một vài mục đích nhất định. Chẳng hạn như người ta phải đọc một bài thuyết trình để ảnh hưởng tới thính giả hoặc đám đông người. Khi ta quan sát quá trình này tác động, dường như thể nó bắt đầu tự động bằng cách nói chung là kích thích Kundalini chạy dọc theo cột sống lên rồi lại xuống sao cho có một sự sáng rực lên rõ rệt. Điều này xảy ra ở qui mô nhỏ đối với bất kỳ người nào diễn thuyết hoặc dùng một cách nào đó để tìm thế gây ảnh hưởng tốt đẹp tới cho đồng loại mình. Nhưng nếu có sự rèn luyện thì ánh lửa sáng rực đó sẽ bành trướng thành ra lửa. Và ta có thể thu được những kết quả thêm nữa nếu sự linh hoạt đặc biệt diễn ra ở tim, họng và dọc theo đường nối liền phần giữa đỉnh đầu với trung tâm lực ở giữa chân mày. Sự linh hoạt này tiếp diễn qua vùng nhật tùng, sự kiện này phần nào giải thích cho việc một  số người cảm thấy khó ở trước khi diễn thuyết hoặc trước khi có một sự căng thẳng bất thường nào khác cùng với những triệu chứng khác của thể xác. Trong những trường hợp đặc biệt, những cảm xúc đó luôn luôn diễn ra đánh dấu sự tẩy trược của các hiện thể để cho Kundalini cao siêu cũng như siêu nhân loại có thể dễ dàng tuôn xuống.

Điều này không có nghĩa là trong hầu hết những người này thì Kundalini đã thực sự được khơi hoạt mà là nơi họ có một sự tập trung, một sự tăng cường Lửa Kundalini. Vũ trụ với kết quả là dây thần kinh của họ và những kênh dẫn khác có thể vận chuyển được nhiều hơn mức tải trọng Lửa mà chúng thường đã quen thuộc. Tuy nhiên Kundalini có thể định xứ theo một quen điểm này và thuộc về vũ trụ (toàn thiện) theo một quan điểm khác. Nhưng trong một số trường hợp sự tập trung của Lửa chủ yếu là có tính chất cục bộ. Đó là trường hợp cháy tự phát nhưng ta cũng có thể nhận thấy những áp dụng giống như thế.
Rõ ràng là nicotine và rượu dứt khoát tác động theo một cách nào đó tới Kundalini, vì nicotine che chắn một hàng rào giữa thần lực nói chung của Kundalini và tác động của nó nơi nhiều hiện thế khác nhau của cá thể hữu quan; còn rượu dường như đóng vai trò kích thích trực tiếp khuấy động Thần lực theo những chiều hướng lệch lạc hoặc tăng cường nó một cách lệch lạc, và trong bất kỳ trường hợp nào thì nó cũng làm như thế đối với một cá thể còn lâu mới sẵn sàng phát triển được Lửa. Mọi thuốc ngủ, ma túy, chất kích thích đều làm tắc nghẽn hệ thống và che chắn một lớp chướng khí nặng chình chịch giữa cá thể và mọi tâm thức rộng lớn hơn.
Nhưng ta hãy trở lại việc kích thích Kundalini vì những mục đích đặc biệt, việc cột sống sáng rực dường như là hiện tượng đầu tiên này được tăng cường do hoàn cảnh bên ngoài – chẳng hạn như có mặt ở một địa điểm đã được từ điển hóa rồi, một nhà thờ, một đền thờ - hoặc do ảnh hưởng của âm nhạc, ca hát, tham dự vào nghi lễ hoặc việc phụng sự v.v. . . Ngoài việc kích thích cho cột sống sáng rực lên còn có một sự khơi hoạt có thể nói là làm sáng rực tim, họng và các trung tâm lực giữa đầu, đôi khi là tất cả các trung tâm, đôi khi chỉ một trung tâm thôi tùy theo tính khí của mỗi người. Sự kích thích này thường có một đối thể nhất định trên thể xác qua việc làm xáo trộn sự vận hành của các cơ quan. Sư kích thích trung tâm lực ở tim dường như là một ánh sáng rực nguội (biết diễn tả làm sao bây giờ?). Sự phối kết hai từ ngữ này nghe ra có vẻ phi lý. Thế nhưng tôi không nghĩ rằng mình đã diễn giải sai lầm sự kiện đó.
Còn xét về cổ họng thì sự linh hoạt mà ta nhận thấy vào một dịp đặc biệt dường như biểu hiện trên cõi trần thành ra một sự co rút tạm thời mà ta có thể gán cho những sự phản kích do đã phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa cõi siêu vật lý và cõi vật lý khiến cho Kundalini có thể làm linh hoạt những rung động thật sự xuất phát từ cổ họng, chẳng hạn như khi người ta đang đọc một bài thuyết trình. Kết quả là có một bài thuyết trình hùng hồn mà hoàn toàn không dính dáng gì tới sự hùng biện và ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau tới những thính giả ở nhiều mức độ tiến hóa khác nhau. Họ bị tắm trong Kundalini, kết quả của từng trường hợp cá nhân còn tùy thuộc vào sự nhạy cảm của cá nhân đó.
Xét theo biểu kiến ta thấy Kudalini có thể được so sánh với điện đối với những công dụng mà nó có khả năng tạo ra. Sự liên tục tâm thức, việc nhớ được những diễn biến khi ngủ vào ban đêm chỉ là một vài thành quả của việc khơi dậy Kundalini. Còn quan trọng hơn nữa là một vài thành quả của việc nó trực tiếp cung cấp cho ta thêm khả năng làm việc nơi ngoại giới. Nó vừa là một loại giác quan khác lại vừa kích thích rất mạnh mẽ các giác quan đang có sẵn, cũng như kích thích mọi thần lực khác mà cá nhân đã sử dụng rồi. Chúng ta chỉ mới bắt đầu phát hiện ra Kundalini, vì những tác dụng thú vị mà ta quan sát thấy chỉ là thành quả của những giai đoạn đầu trong việc khơi hoạt nó, chỉ phá vỡ những hàng rào đầu tiên. May mắn thay, thế gian vẫn còn được bảo tồn vì khoa học chưa phát hiện ra Tia Kundalini bằng không thì nó đã hủy diệt hết rồi. Khi chúng ta đọc biết về cái gọi là các “Tia Tử thần” và những sự phóng phát có tính chất hủy diệt rất cao từ các trung tâm Thần lực lớn, thì chúng ta có thể nghĩ rằng Kundalini còn mạnh hơn tất cả những thứ đã gộp lại và chúng ta ắt vui lòng dẹp nó sang một bên cho tới khi ta học được cách sử dụng nó. Nó trở lại theo kiểu cái vòng boomerang với tác dụng khủng khiếp lên những kẻ nào lạm dụng nó, lên những kẻ nào không tôn trọng nó, lên những kẻ nào dùng nó vì mục đích ích kỷ.
Trích từ   KUNDALINI: AN OCCULT EXPERIENCE
 Tác giả G. S. ARUNDALE
Bản dịch Chân Như 2006
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi-va-nhung-nguy-hiem-cua.html
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/nang-luc-hoa-xa-kundalini-vu-tru-va-cac.html
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi.html

http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi-kundalini-tuc-hoa-xa.html

Kundalini là gì?

Kundalini là gì? Từ Bắc phạn này thường được dịch theo nhiều cách khác nhau bởi những kẻ không thực sự quan niệm được chức năng của điều được mệnh danh như thế.



Dường như ngữ căn của nó là động từ Kund, nghĩa là “đốt cháy”. Đây là ý nghĩa rất quan trọng vì Kundalini là Lửa xét theo khía cạnh đốt cháy. Nhưng từ này còn được giải thích thêm nữa qua danh từ Kunda, nghĩa là một cái lỗ hoặc một cái chén.
Ở đây người ta cung cấp cho ta ý niệm về bình chứa mà Lửa đốt cháy trong đó. Nhưng còn nhiều hơn thế nữa. Ta cũng có danh từ Kundala, nghĩa là một cuộn dây, một đường xoắn ốc, một vành. Ở đây người ta cung cấp cho ta ý niệm về đường lối vận hành, phát triển của Lửa. Từ ngữ Kundalini bắt nguồn từ những phái sinh cốt yếu này, nó mang lại âm tính sáng tạo của Lửa (đôi khi được gọi là Hỏa xà), quyền năng sáng tạo âm tính yên ngủ bên trong một cái chén, bên trong một tử cung, thức tỉnh dậy thành ra sự chuyển động nhịp nhàng của luồng Lửa leo lên rồi rớt xuống. Đây là một từ ngữ có nghĩa là khía cạnh âm tính của lửa sáng tạo trong cơ tiến hóa; dưới khía cạnh chuyên biệt và là một mãnh lực có tính cá thể hơn thì lực này nằm yên ngủ, cuộn tròn giống như lọt thỏm trong một cái tử cung ở phần chót xương sống của con người. Việc nó khơi hoạt thì đầy dẫy sự nguy hiểm tột độ và quả thật là thảm họa trừ phi cá nhân hữu quan có đủ vị thế kiểm soát hoàn toàn được nó. Và quyền năng kiểm soát được nó chỉ đạt được khi người ta đến gần những đỉnh cao trên con đường tiến hóa, những đỉnh cao mà đại đa số loài người còn chưa nhìn thấy được.
Tuy nhiên thỉnh thoảng người ta vẫn bảo đảm cho người nghiên cứu thoáng thấy được Kundalini đang tác động nếu y chỉ chấp nhận quan sát chứ không tóm bắt, và những lời mô tả sau đây về việc Kundalini hoạt động trước mắt của một người nghiên cứu như thế thì y chỉ thuyết giải những gì mà y thấy rõ nhất và thường thường là chắc chắn có thiếu sót. Những cuộc trải nghiệm này có rải rác thêm một số cuộc thực nghiệm được cho phép và trong khi người nghiên cứu không thể và không nên chia xẻ với bất kỳ người nào khác trọn cả kinh nghiệm và sự thực nghiệm của mình, thì lại càng không thể và không nên biểu thị cách thức khơi hoạt Kundalini – cách thức này biến thiên đáng kể tùy theo nốt chủ âm của linh hồn cá nhân – thế nhưng thỉnh thoảng thì người ta cũng được phép chia xẻ bầu ảnh hưởng của những kinh nghiệm và thực nghiệm này ít ra trong một chừng mực nào đó.
Người ta hi vọng rằng kết quả là sẽ khơi hoạt một cách tinh vi được tâm thức rộng lớn hơn, vốn là bóng dáng của tinh thần tâm thức Vũ trụ. Điều này diễn ra sao cho có thể xuất hiện một hương thơm của điều mà ta có thể gọi là sự làm phấn chấn tâm linh, trong sự phấn khởi đó bạn đọc để cho bản ngã mình tiếp xúc với Đại ngã lớn hơn bất cứ thứ gì mà y đã từng biết cho đến nay trong phạm vi hạn hẹp của kiếp này. Y đạt được một sự giải thoát, tự do. Y trở nên giống như một con chim cuối cùng đã bắt đầu biết cách sử dụng đôi cánh của mình. Y vỗ cánh cho dù chưa thể bay lên được. Và trong chính sự vỗ cánh đó y bắt đầu phân biệt được điều có thực với điều không thực, điều chân thực với điều giả trá, điều hữu dụng với điều vô dụng, điều hữu dụng, điều đẹp đẽ với điều xấu xa. Và mặc dù y vẫn còn không thể thường xuyên vận dụng được sự phân biệt đó ít ra thì y cũng đã biết, đã trải nghiệm và sớm muộn gì thì sự hiểu biết và trải nghiệm đó cũng trở thành hoạt động kiên định. Khi nó bắt đầu được như thế thì đã đến lúc những đợt khuấy động yếu ớt đầu tiên của Kundalini rốt cuộc sẽ giải thoát y mãi mãi với Lửa sự sống và đặt lên đầu y Vòng hoa Vương miện của Ngai vua Vĩnh hằng.
Tất cả chúng ta còn xa mới được Ngai vua đó, nhưng có lẽ những trải nghiệm và thực nghiệm được nêu ra ở đây có thể là những điều bóng gió cho dù chỉ nói chút ít tới một phần bản chất của nếp sống vương giả đó, nó cũng mang lại cho ta lòng can đảm để nhẫn nhục và sự tàn bạo để chinh phục.
Tôi không xuất bản những cuộc trải nghiệm và thí nghiệm này với mục đích làm cho người ta hiểu được chúng chứ đừng nói tới việc chúng hợp lý theo qui ước. Tôi bỏ mặc chúng đúng như nguyên trạng chỉ có thay đổi chút ít. Giá trị của chúng là phản ánh của một điều gì đó mà người tha thiết nghiên cứu ắt biết nó cũng thuộc về chính mình. Y ắt thấy nơi chính việc không thích hiểu được nhiều điều mô tả có một điều gì đó mà y cảm thấy mình cũng bị thôi thúc hướng về nó mà không thể cưỡng nỗi. Cho dù chúng có thể dường như là hoang đường đi chăng nữa, thế nhưng bằng một cách nào đó y vẫn nhận thức được rằng chúng quá đúng sự thực đối với y. Tôi hi vọng rằng khi chúng dường như là vô lý thì y ắt cảm thấy rằng sự vô lý của chúng vốn ở nơi việc chúng hoàn toàn xa lạ với mọi sự trải nghiệm và thực nghiệm bình thường chứ không phải chúng là vớ vẩn. Cho dù đối với ý thức hạn hẹp của y thì chúng có vẻ là vớ vẩn nhưng có lẽ đối với một số người thì chúng dường như có ý nghĩa hơn và ý thức của y lại đâm ra vớ vẩn hơn.
Mong sao bạn đọc hãy thoải mái với những điều được mô tả. Đọc bằng trực giác chứ không bằng cái trí, không bằng một sự xác tín đã sẵn có xem điều gì có thể và điều gì không thể và đọc khi tâm trí, tâm hồn và ý chí đều cởi mở với mọi chuyện. Độc giả thừa biết rằng điều không thể tin được đâu nhất thiết là không đúng sự thật và cái tâm thức mà chúng ta gọi là “Bản ngã” - với đủ mọi thứ vận hành về thể xác, xúc động, trí tuệ và hơn nữa – vô cùng phi thường hơn cả những giấc mơ ngông cuồng nhất mà chúng ta có thể trù tính được.
BẢN CHẤT CỦA KUNDALINI
Trích từ   KUNDALINI: AN OCCULT EXPERIENCE
 Tác giả G. S. ARUNDALE
Bản dịch Chân Như 2006
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi-va-nhung-nguy-hiem-cua.html
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/nang-luc-hoa-xa-kundalini-vu-tru-va-cac.html
http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi.html

http://sciencemysterious.blogspot.com/2015/04/kundalini-la-gi-kundalini-tuc-hoa-xa.html