Thiền Yên Lặng
Hướng dẫn cách thực tập
Những nguyên tắc và kỹ thuật để tập thông khí và thông lửa:
Việc thực tập sẽ trải qua nhiều giai đoạn, từ xông hơi, ngồi thiền để đánh thức cơ chế giải trược và mở huyệt bách hội đến những giai đoạn khai mở những vận hành khác. Tuy nhiên, cho dù mục đích của mỗi giai đoạn có khác nhau, chúng ta cũng sẽ thực hành các thủ tục giống nhau: ngồi thiền, đọc thầm, nằm thiền, thiền ngủ và đả thông. Dưới đây là các hướng dẫn cơ bản:
Thiền Yên LặngTác Giả: Nhà Sư Khất Sĩ THÍCH GIÁC NHIỆM
- ĐC: Tịnh Xá Huệ Quang
- 114/1A, CMTT, F. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ
- ĐT: +84-1998055551/
- Sư Thích Minh Đạo +84-1998055553
Cách ngồi thiền: Mục tiêu là làm sao để mọi người, nhất là những ai chưa có kinh nghiệm về thiền, đều có thể ngồi yên được càng lâu càng tốt và không bị chia trí. Vì vậy nên ta không đòi hỏi phải ngồi như những pháp thiền khác. Ta cần 1 chỗ ngồi yên tịnh, có chỗ dựa càng tốt, một cái gối để ngồi vì ngồi trên gối cao hơn chỗ để chân thì chân không bị tê, một cái gối nữa để dựa nếu được thì chúng ta kê sau lưng. Ngồi kiết già hoặc bán già đều được, nếu không quen thì ngồi chéo chân hoặc để chân trong chân ngoài, nếu cần, kê thêm khăn mềm dưới mu bàn chân và đầu gối để chân không bị đau. Khi ngồi, lưng, cổ và đầu phải thẳng (không khom lưng, cúi cổ, sức nóng sẽ bị kẹt). Thả lỏng toàn bộ cơ thể, không để một cơ bắp nào trên thân gồng lại vì còn gồng tức là trí còn phát ra tư tưởng hay còn chú ý. Xả giãn tối đa để thân và trí nghỉ ngơi hoàn toàn thì sức nóng mới đi lên dễ dàng.
Cách Thiền nằm: bạn có thể nằm nghiêng hay nằm ngửa tùy ý, nhưng nằm sao cho đầu và cổ thẳng với xương sống. Ai đã mở được huyệt bách hội thì chỉ cần giữ tâm Yên Lặng, không chăm chú mà chỉ trực nhận nghĩa là chú ý nhẹ vào hai lòng bàn chân cho đến khi có làn hơi nóng đi lên. Trực nhận sự di chuyển của hơi nóng này. Ai chưa mở được huyệt Bách Hội thì phải tiếp tục niệm tức đọc thầm (xem mục hướng dẫn cách niệm phía dưới) cho sức nóng bung ra được. Trường hợp bạn thiếp đi thì sau khi thức dậy, tiếp tục giữ tâm yên lặng, không suy nghĩ gì hết, cũng không nghĩ đến giấc mơ nếu có mơ.
Cách Thiền ngủ: Vì hầu hết chúng ta có rất ít thì giờ để thiền, chúng ta nên tận dụng thời gian ngủ để đưa thân tâm vào trạng thái thiền Yên Lặng bằng cách chỉnh đầu và cổ thẳng hàng với xương sống để “đả thông”(xem hướng dẫn bên dưới), đọc thầm vài phút để trở vào yên lặng rồi ngủ. Mỗi khi trở mình thức giấc ta cũng làm như vậy rồi ngủ lại.
Cách Cầu nguyện: Bạn có thể cầu nguyện theo thể thức tôn giáo riêng của bạn. Chung chung là mình cầu nguyện với Phật, với Chúa hay với bất cứ vị nào mà mình tin tưởng, xin cho mình thực hành đạt được kết quả tốt. Xin ánh sáng và tình thương của Ngài soi sáng, bảo vệ, chữa lành và đón rước hết các nghiệp thức bên trong và bên ngoài của mình. Yên lặng một phút để nhận được sự gia trì (hồng ân) của Ngài. Sau đó, tự xác định với mình là hôm nay mình tu tập thông khí hay thông lửa. Trường hợp không có ai để cầu nguyện thì cứ tưởng tượng ánh sáng minh triết và từ bi trùm phủ xuống mình và chung quanh để bảo vệ, giúp đỡ ta, chữa lành và đón rước hết các nghiệp thức khi chúng thoát ra.
Cách định tâm: Định tâm bằng tĩnh lặng thì khó đổ mồ hôi, khó khởi động cơ chế thanh lọc, nhưng nếu định tâm bằng cách dùng động thì sẽ đổ mồ hôi và kích hoạt nhanh hơn. Trong phương pháp này, chúng ta sẽ dùng “động” để đi vào tịnh, nghĩa là ta phải đọc thầm (tức là niệm) trong đầu liên tục một câu gì đó ngắn gọn, từ 6 chữ trở lại là tốt nhất. Cách niệm là chính, còn lời thì không thành vấn đề. Nhiều người niệm: yên lặng là vàng, Nam mô A Di Đà Phật, Kính mừng Maria, Đức Chúa Trời Ba Ngôi, Quan Thế Âm Bồ Tát, người thì đọc Một hai ba bốn năm … Đọc gì cũng được, nhưng khi chưa “thông”, thì đừng “trì chú” thay thế “niệm” hoặc kiết ấn, sẽ không đạt đúng hiệu quả.
Cách niệm: Chúng ta Niệm liên tục. Không cho gián đoạn. Không để tư tưởng xen vào. Không trụ tức là không chú ý lâu ở bất cứ một điểm nào như ngay trước ngực, trước trán, trên đầu, trên hư không, trong hơi thở…v.v.. Đọc nhẹ nhàng, không cố gắng quá. Nếu tư tưởng xen vào, trí cứ lăng xăng thì Niệm ngắn đi, Niệm nhanh lên hoặc Niệm ra thành tiếng. Nếu vẫn bị chia trí, bạn hãy thử tưởng tượng khuôn mặt của vị mà ta tôn kính, đặt hình ảnh đó phía trước mặt cách 1 khoảng xa xa rồi niệm liên tục, giữ không cho mất hình ảnh ấy. Khi sức nóng lên gần tới đầu thì phải xả bỏ hình ảnh mà ta vừa tưởng tượng để sức nóng bung ra được.
Cách “đả thông”: Bắt đầu từ sau khi bạn đã thông khí sơ khởi, cơ thể của bạn thường có sức nóng tự trổi lên, đó là cơ thể tự động dọn dẹp trược. Mỗi khi có sức nóng tự khởi lên, bạn hãy làm động tác tự đả thông bằng cách giữ tâm yên lặng, hít thở vài hơi thật sâu và thật chậm, thả lỏng hết cơ bắp, nhất là trên đầu, mặt, cổ và vai vài phút thì sức nóng sẽ thoát ra đỉnh đầu. Bạn cần làm việc này thường xuyên và ngay trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn chờ đến tối để ngồi thiền thì có khi khó thông và mất thời gian ngồi thiền lâu hơn.
Nếu ta mặc kệ, không đả thông thì chúng ta bị căng đầu, đau cổ, nhức vai, uể oải, buồn ngủ, cau có và khó chịu. Khi đầu nghe căng thì áp huyết sẽ có khuynh hướng tăng, sau khi “thông” xong, áp huyết sẽ hạ xuống bình thường.
Cường độ và thời gian thiền: Để thông khí và thông lửa, bạn nên ráo riết, it nhất trong suốt 3 ngày đêm đầu, luân phiên tập như sau: xông hơi hay thiền ngồi, thiền nằm, thiền ngủ và đả thông. Mỗi lần thiền, cố gắng ít nhất khoảng 1 giờ. Sau khi thông lửa, bạn có thể giảm cường độ tập.
No comments:
Post a Comment