Wednesday, April 22, 2015

Thiền Yên Lặng- Cách thức thanh lọc trược khí (tức là thông khí sơ khởi)

Thiền Yên Lặng

Cách thức thanh lọc trược khí (tức là thông khí sơ khởi)


Giai đoạn đầu là cần làm cho đổ mồ hôi nên chúng ta phối hợp: định tâm + xông hơi, hoặc định tâm + mặc áo mưa. Nhờ định tâm và đổ mồ hôi, cơ thể sẽ bắt đầu tiến trình giải phóng trược khí. (Nhưng xông hơi hay mặc áo mưa cũng chỉ là phương tiện lúc đầu, không phải là chính yếu của pháp môn này. Chính yếu là ứng dụng được cơ chế tự nhiên của năng lực Hỏa Xà Kundalini để giải khổ, giải nghiệp và giải thoát.)

 Thiền Yên LặngTác Giả: Nhà Sư Khất Sĩ THÍCH GIÁC NHIỆM


  • ĐC: Tịnh Xá Huệ Quang
  • 114/1A, CMTT, F. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ
  • ĐT: +84-1998055551/
  •  Sư Thích Minh Đạo +84-1998055553

Nếu không có điều kiện xông hơi, cách đơn giản nhất là mặc áo mưa, trước khi thiền uống một ly nước nóng hay ăn bát cháo nóng để có sức nóng trong người, rồi quấn mền ngồi thiền.
Các bước chuẩn bị:
Nếu dùng lều xông, vì phải thay đồ trong lều trước khi ra khỏi lều nên ta cần bỏ sẵn bộ quần áo khô và khăn vào bịch nilông. Chuẩn bị một chỗ nằm kín đáo, không bị gió, gần lều xông, chuẩn bị sẵn mền để trùm kín người khi ra khỏi lều xông, trải bạt ngay chỗ nằm để khỏi thấm mồ hôi.
Nếu bạn xông theo kiểu dân gian thì chỉ cần một nồi nước sôi và một cái mền để trùm lên. Chỉ đổ nước thường, không dùng hương liệu nào cả. (Không nên dùng nồi cơm điện bên trong lều xông vì sẽ không an toàn.)
Bạn cũng có thể tạo cho mình một cái lều xông hình vuông, tròn... tùy ý, miễn sao không gian bên trong không quá lớn hay quá nhỏ để có được sức nóng vừa đủ cho cơ thể mình.
Khi ngồi xông hoặc thiền mặc áo mưa, ta nên ăn no, đừng để bụng đói vì ta không muốn cảm giác đói chia trí trong lúc thiền. Mặc quần áo đơn giản. Tắt hết quạt, máy lạnh. Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ, ta thực hiện các bước sau đây:
Bước thứ nhất. Cầu Nguyện.
Bước thứ hai. Định Tâm bằng cách đọc thầm, tức niệm liên tục trong suốt thời gian ngồi xông. Mỗi lần, nên xông ít nhất 1 tiếng. (Lý tuởng nhất là xông cho tới khi thông khí sơ khởi rồi mới ngưng.)
Bước thứ ba. Ngưng xông hơi: trường hợp khi mồ hôi ra hết, ta có thể ngưng xông. Sức nóng toàn thân tiếp tục bung ra ngoài. Tiếp tục ngồi thiền thêm khoảng 10 phút hoặc cho đến khi thấy nhẹ và mát người thì mới ra khỏi lều. Tuyệt đối không ngủ trong lều xông!
Bước thứ tư. Ra khỏi lều xông: Khi bạn muốn xả thiền, nếu mặc áo mưa thì giữ nguyên áo mưa, nằm xuống. Còn nếu xông hơi thì hé lều cho gió ra vô để điều hòa nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Trước khi ra khỏi lều, phải lau khô mồ hôi và thay quần áo. Khi ra khỏi lều, để tránh bị nhiễm gió thì phải nằm xuống ngay, trùm kín mền từ đầu đến chân, (nếu sợ ngộp thì chừa mặt ra). Đừng ra ngoài hay dọn dẹp gì cả.
Bước thứ năm. Thiền nằm và thiền ngủ: Trường hợp khi sức nóng lên tới đầu, nếu thấy buồn ngủ thì cứ thiếp đi chừng 30-45 phút, nhưng nếu không ngủ thì nằm yên lặng ít nhất 15 phút mới được ra ngoài. Mục đích là giữ sao cho hơi nóng trược khí đang còn sót lại trong thân có cơ hội thoát ra hết. Hơi nóng này có thể làm khô mồ hôi và cả quần áo. (Chú ý: Sau khi xông hơi, chờ ít nhất 1 giờ mới được tắm.)
Bước thứ sáu. Nghỉ ngơi, ăn uống rồi lặp lại các bước trên cho đến khi thông khí sơ khởi rồi thì bạn không cần xông hơi hay mặc áo mưa nữa.
Những trường hợp thường gặp trong khi xông:
Nếu bạn nghe cảm giác khô rát, gắt cổ, hóc và khát nước hoặc nghe đau nhức 2 vai, có khi bạn bị ói mửa… đó là sức nóng bị kẹt ở cổ. Nếu bị sôi bụng và trung tiện, đó là sức nóng đang gom trược khí ở vùng bụng. Nếu bị buồn ngủ bất thường có nghĩa là hơi nóng đang kẹt ngang mắt. Nghe đau nhức, ngứa, v.v… đó là cơ chế thanh lọc đang vận hành, đang đả thông… Bạn hãy cố gắng tảng lờ mọi cảm giác nói trên. Cứ niệm liên tục cho hơi nóng vượt qua thì những cảm giác đó sẽ hết ngay. Nhớ là ngước cổ lên sao cho lưng - đầu - cổ thẳng hàng! Nếu hơi nóng bị kẹt ở đầu quá lâu mà không thoát ra được, bạn hãy thử ngưng niệm, mở mắt nhìn xuống, hít thở sâu và chậm vài hơi, đồng thời thư giãn các cơ trên đầu, mặt, cổ, vai, rồi tiếp tục niệm lại đều đều, đừng chăm chú theo dõi hay “đẩy phụ” hơi nóng, thì sức nóng mới bung ra được.

No comments: