Wednesday, April 22, 2015

 Thiền yên lặng (phần 1)


Phần 1

Yên lặng là tiếng động không ngừng

* Nguyên lý của vô cực là yên lặng thật sự có khả năng kích hoạt khơi dậy luân xa 1

* Nguyên lý của tâm định là nguồn năng lượng tâm sinh học (Tức sức nóng do tâm định và tâm động kết hợp, tự động vận hành trong thân). Bạn sẽ khám phá ra thân bí mật này.

* Nguyên lý của tâm động là sự chú ý. Sự chú ý dính vào trần cảnh sẽ lôi cuốn thành bạn si mê.

* Nguyên lý của tâm vọng là nguồn năng lượng tâm sinh học (Tức sức nóng xúc thô trược hay còn gọi là trược khí do thân tâm tạo ra). Trược khí này trong thân kích động phát sanh một vọng tưởng làm bạn điên đảo.

* Nguyên lý của bệnh tật là nguồn năng lượng tâm sinh học (Tức sức nóng xúc cảm thô trược) vân hành trong cơ thể không thoát ra khỏi thân. Do vậy, chúng ta không bao giờ hết bệnh.

* Chúng ta sống chân thật trong yên lặng thật sự, không khởi niệm, không nghi ngờ thì không còn nguyên lý. Thân tâm đến đây đều không trở ngại, thân khai thông điều hoà; Tâm yên lặng thanh tịnh, tự tại an niên mà sống.

Thiền yên lặng - Một phương pháp thanh lọc và chuyển hoá tâm thân

Trong dòng lịch sử gần 5000 năm qua, khắp Đông, Tây, Âu, Á đều có nói về một loại năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể con người. Phương thức khai mở, đánh thức năng lượng ấy có thể khác nhau, tuỳ theo mỗi thời đại, nhu cầu hoàn cảnh xã hội mà biến chuyển theo dòng thời gian. Có nhiều truờng hợp phái được chia ra làm hai loại: Một loại bề trái của vô cực không cảm nhận biết được (ý thức không đến được), hai là bề mặt của vô cực cảm nhận biết được. Muốn triển khai bề mặt và bề trái của vô cực, chúng ta phải qua con đường Thân – Tâm, ví dụ: Trường phái Yoga của Ấn Độ thường khơi dậy năng lực này ở sau lưng theo cột sống. Còn các trường phái Tây Tạng, Tiên gia, Lão, Khí công- Trung Hoa thì phần đông khơi dậy năng lực này từ đan điền đi lên phía thân. Trong sách vở cổ kim, năng lực này thường được xem là có liên quan mật thiết đến các hiện tượng như thanh lọc cơ thể, đả thông kinh mạch, phục hồi nguyên khí, giải khổ, giải nghiệp, khả năng thần thông, tiến hoá và thành tựu về mặt tâm linh.  Theo tài liệu, năng lực này rất khó khai mở và các phương pháp thường mang tính bí truyền, nên ít ai có may mắn học được.

Điều may mắn là hiện nay chiếc chìa khoá mới nhất để đánh thức năng lực ấy đã được nhà sư Khất Sĩ người Việt Nam  Thượng Toạ Thích Giác Nhiệm phát hiện. Lần đầu tiên cách thức khai mở được phổ truyền, nghĩa là không còn dành riêng cho những người đặc biệt như trước kia. Điểm mới lạ kế tiếp là bạn có thể thực hiện được một cách hiệu quả và dễ dàng.

Đây là lần đầu tiên xuất hiện suốt bao ngàn năm có việc hy hữu là chỉ trong vài ngày, mỗi người đều có thể khơi dạy được năng lực bí mật này một cách có hệ thống. Nghĩa là ai cũng có thể kích hoạt hệ thống khí cho nó vận hành theo nguyên lý tự nhiên để đả thông kinh mạch, khai mở huyệt bách hội, nối liền hai mạch nhâm và đốc, điều hoà âm dương, thanh lọc cơ thể, phục hồi nguyên khí. Và sau đó năng lực này sẽ được khơi dậy một cách tự nhiên mà trước đây chỉ có các vị thầy đạo cao đức trọng hoặc những người đã khổ công tu luyện cả đời mới có khả năng này mà thôi.

Lúc còn tại gia, qua con đường thiền quán, gần như vô tình nhà sư Thích Giác Nhiệm đã tự khơi dậy năng lực này. Sau đó vào năm 19 tuổi, nhà sư khất gia và tu theo hệ phái Khất sĩ phật giáo Việt Nam . Tuy nhiên, mãi đến hơn 40 năm sau nhà sư mới nghiên cứu tìm ra vừa dễ dàng vừa ít tốn thời gian hơn các phương pháp truyền thống cũ để hướng dẫn cách khơi dậy các năng lực tiềm ẩn này. Sau vài năm thử nghiệm, nhà sư gặp một nhóm nhà nghiên cứu tâm linh tiếp tục hỗ trợ phương pháp này. Đến nay phương pháp này đã bắt đầu đi về hướng phổ truyền với cấp độ thành công khá cao.

Chìa khoá khai mở  năng lực này là yên lặng . Yên lặng đây không phải là không nói năng gì cho đến trong trí không có một ý tưởng nào dấy nên, trong lòng hoàn toàn bình yên, không có một dao động nào cả. Theo nhà sư, yên lặng đây là định lực của vũ trụ nên nó hiện diện ở khắp mọi nơi, trong ngoài và  nó bao trùm muôn loài vạn vật, hữu hình lẫn vô hình. Vì cơ thể ai cũng có tiềm tàng năng lực bí ẩn, sẵn có các kinh mạch nhâm đốc, và mọi người đều có thể tập được yên lặng nên ai cũng có thể học được cách thức khai mở này, bất kể tuổi tác, trường phái, tôn giáo, trình độ văn hoá hay tâm linh.

Về thân, ngoài các lý do như vi trùng, vi khuẩn hoặc bị rối loạn các hệ thống mà Tây Y đã biết đến. Thân bị bệnh còn có lý do khác là sự tắc nghẽn các hệ thống kinh - mạch - nguyệt. Cũng như hệ thống máu hay bạch huyết đều phải luôn luôn loại thải chất độc ra ngoài. Hệ thống khí cũng phải liên tục được vận hành trôi chảy để dọn dẹp khí độc trong toàn thân.

Chất thải của khí được gọi là Trược khí (ý đâu là khí đó, khí đâu là ý đó). Nơi nào trong thân thể bị bế tắc thì nơi đó bị đâu nhức, rối loạn hoặc hư hại. Thông thường, bạn có thể tìm thấy sự bế tắc đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số bệnh mà không phải do vi trùng gây nên. Điều này chúng ta cần phải nghiên cứu khám phá.

Về Tâm, nếu tâm trí không bị Trược khí  làm rối loạn thì tâm tự nhiên hồi phục về trạng thái an ổn, nhẹ nhàng và hài hoà. Nhờ thế tâm được yên lặng, nghỉ ngơi, tịnh định một cách dễ dàng.

Trược khí là loại năng lượng ô nhiễm xuất phát từ sự chú ý. Vì chú ý là động, dính vào hình tướng là si mê,  do si mê nên phát sanh tư tưởng, do tư tưởng mới phát sanh cảm xúc (lời nói, hành động) và hàng ngày chúng ta hấp thụ chất độc từ thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nhiều trường phái tâm linh còn cho rằng Trược khí xuất phát từ những nghiệp thức tích luỹ trong hiện đời cùng bao nhiêu nghiệp từ quá khứ. Do đó, mỗi người đều chứa chấp trong thân và tâm những Trược khí nên ít ai tìm được an lạc hay tránh được bệnh.

Nguyên lý thiền yên lặng: Ai giữ đựoc trí yên lặng liên tục (không một tư tưởng hay cảm xúc nào dấy lên) trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 2giò thì tâm định tự nhiên, cơ thể sanh ra sức nóng Thanh. Sức nóng này sẽ bắt đầu vận hành, thanh lọc và giải Trược. Tự nó đả thông kinh mạch và khai mở những bí mật tiềm ẩn... mà không cần có bất cứ một sự can thiệp nào của tư tưởng.

Công thức dùng “động” để đi vào yên lặng là đọc thầm (mặc niệm) liên tục, không cho gián đoạn, không cho tư tưởng xen vào nên cơ thể sẽ thanh lọc bằng cách khởi lên sức nóng có chứa trược khí, vận hành từ dưới đi lên đầu, sức nóng này sẽ từ từ di chuyển, khi đi ngang các vị trí đang có bệnh như đau, nhức, tê, ngứa, khó chịu thì nó dừng lại và gom góp trược khí còn sót lại để đưa ra ngoài theo lỗ chân lông và huyệt Bách Hội. Những tiến trình của nó cứ tuần tự tiếp diễn theo quy luật của tự nhiên không cần ai can thiệp vào. Vì phương pháp thực hiện yên lặng này hoàn toàn tuân thủ sự vận hành tự nhiên, không có tác ý hay thúc đẩy nên rất an toàn cho người tập.

Thiền yên lặng có 3 đặc điểm

1- Chánh yếu Thiền yên lặng: Mục tiêu để giải thoát ra khỏi sự nhiễm ô, dính mắc. Cần phải tu tập thực hành buổi ban đầu: Hiểu và thấu rõ triệt để Thân-Tâm (vì tâm si mê nên dính cảnh)

2 - Giải nghiệp: Nghiệp thức trong quá khứ lẫn nghiệp thức trong hiện tại (cần phải thức tỉnh,  ăn năn sám hối chân thành mới giải được)

3- Giải khổ: Vì có thân nên có bệnh. Cần phải thanh lọc giải trược để khai thông cơ thể (khai mở 7 luân xa để thông lưu: Kinh - Mạch - Huyệt)

Khi nghiệp thân và nghiệp thức được giảm bớt, nhờ đó giác ngộ sâu về chân lý mới phá vỡ tập khí cùng sự chấp lầm và cố chấp trong hiện tại. Muốn nhanh trước tiên bạn phải khai thông cơ thể mới đủ lực đối phó, hoá giải được nghiệp thức bao đời trong các cảnh giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới)

Khi tâm thật sự trở về trạng thái yên lặng bạn mới có cơ hội giải thoát.

Từ yên lặng đó, bạn mới thấy rõ tiếng động không ngừng của thân và sự khởi động của tâm.

Lúc tâm yên lặng, bạn thấu rõ tâm dính mắc hay không dính mắc, nhiễm ô hay không nhiễm ô. Khi thật hành bạn thật sự thấu rõ 2 điều này một cách chính xác. Kinh sách hay sự giải bày không giúp bạn hiểu được điều này.

Khi tâm bạn được yên lặng thuần thục rồi, tiếng động không ngừng chính là tâm yên lặng của bạn (không phải hai, không phải một). Bạn vẫn sống trong cuộc sống đời thường, tuỳ duyên mà hoá độ.

Tiến trình tự nhiên khai mở Nguồn năng lượng Tâm sinh học này gồm 3 giai đoạn


1- Đẩy Trược khí sơ khởi: Làm cho đổ mồ hôi và đưa trược khí có dạng là hơi nóng “toàn thân” từ trong ra ngoài theo các lỗ chân lông  và hơi nóng hừng hừng thoát lên đầu.
2- Thông khí qua hai mạch Nhâm và Đốc: Sức nóng tự gom trược khí lại, vừa ở toàn thân, vừa ở nội tạng. chạy theo hai đường phía trước bụng và dọc theo cột sống, lên đến cổ và đỉnh đầu thì hợp lại, “khui” một lỗ trên đỉnh đầu (tức huyệt Bách hội hay Luân xa 7) và thoát ra ngoài, sức nóng trược trong ngũ tạng càng lúc càng lên cao, vượt lên trên tầng khí quyển.

3- Thông lửa: Khi trược khí trong ngũ tạng vượt qua tầng khí quyển thì tự nhiên theo quy luật khí thanh rút xuống Luân xa 2 và dẫn khí thanh đi ngược lên huyệt bách hội rất mạnh, năng lực bí mật trỗi dậy thành một đường rất nóng di chuyển chầm chậm từ dưới đốt sống cùng đi lên, từ từ đến đỉnh đầu rồi thoát ra ngoài. Với khả năng siêu việt của vô thức, năng lực tiềm ẩn này sẽ tự động sắp xếp, thanh lọc, điều chỉnh và chuyển hoá cơ thể lẫn tinh thần mà không cần ý nghĩ của bạn can thiệp vào.



Hướng dẫn cách đưa trược khí ra và cách thông khí


Trong giai đoạn đầu, cần làm cho đổ mồ hôi, chúng ta kết hợp: Thiền định tâm + Xông nắng hoặc xông hơi nóng.

Chuẩn bị

Ăn no, 5 đến 10 phút sau ngồi thiền được, không nên để bụng đói khi xông nắng hoặc ngồi Thiền ( vì định tâm thì mồ hôi và khí trược bung mạnh đi lên nên cơ thể không trở ngại khi ăn no). Mặc quần áo đơn giản. Trong khi xông hơi cần tắt hết quạt hay máy lạnh. Chuẩn bị quần áo khô, chăn và túi nylon sẵn, vì phải thay đồ trong lều trước khi đi ra. Chuẩn bị một chỗ nằm ngay bên cạnh, kín đáo, không bị gió, chuẩn bị mền để trùm kín người khi ra khỏi lều xông, trải bạt ngay chỗ nằm để khỏi thấm mồ hôi.

Phương pháp làm đổ mồ hôi

Cách đơn giản nhất (Nấu không có điều kiện xông nắng phải xông hơi bằng nồi cơm điện) hoặc ngồi thiền thì phải mặc áo mưa, trùm mền (nếu cơ thể lạnh), hít hơi nín thở mãn hơi thở ra khoảng 40 lần hoặc trước khi ngồi thiền uống một ly nước nóng hay bát cháo nóng để có hơi ấm kích hoạt ngồi thiền để ra mồ hôi.

Thiền định tâm + Xông nắng. Hoặc dùng nồi cơm điện chỉ đổ nước thường, không dùng lá cây hay hương liệu nào cả. Quan trọng đặc biệt là định tâm, nồi cơm điện chỉ hỗ trợ việc đổ mồ hôi làm sức nóng trong thân bung ra nhanh chóng hơn. Đây là phương pháp lấy trược khí ra nhanh. Bạn có thể xông theo kiểu dân gian để cái ghế cao, trùm kín mền hoặc lynon (đủ lớn) để có thể ngồi và đặt được nồi xông (nếu không có điện), nấu nước bằng ga hoặc củi, ban đầu hé từ từ không được mở nắp (không được ra vào nhiều lần cho một thời xông, vì gió dễ nhập nên không hiệu quả). Bạn có thể tạo cho mình một cái lều xông nếu dùng lâu dài, bằng tre nứa, ống nhựa cắt ra, gắn lại thành khung rồi phủ bạt lên tạo thành một cái lều hình vuông, tròn... tuỳ ý, miễn sao không gian bên trong không quá lớn hay quá nhỏ để có được sức nóng vừa đủ cho cơ thể mình. Tuy nhiên, việc xông hơi hoặc xông nắng chỉ cần thiết cho giai đoạn ban đầu mà thôi. Nếu bạn quyết tâm, xông vài lần sẽ thông khí hoặc chỉ cần một đêm một ngày liên tục. Sau khi xông, nghỉ ngơi, đi tới đi lui, theo dõi sự biến động của thân và tâm. Cách 30 phút hoặc 1 giờ xông lại một lần bạn có thể thông khí hoặc chậm nữa thì vài ngày (tuỳ sự cố gắng và quyết tâm của bạn).

Cách ngồi thiền


Cần một chỗ ngồi yên tịnh; Nếu người già hoặc yếu, cần có chỗ dựa, một cái gối để ngồi (ngồi trên gối để chân không bị tê), một cái gối nữa để dựa (kê sau lưng để ngăn sức lạnh của tường rút vào(, ngồi kiết già hoặc bán già đều được, nếu không quen ngồi chéo chân hoặc ngồi chân trong chân ngoài; Nếu cần, kê thêm chăn mền dưới mu bàn chân và đầu gối để chân không bị đau, miến sao cho thật thoải mái, dễ chịu để có thể ngồi được lâu. Mục đích chính là kềm tâm đừng cho vọng tưởng xen vào, ngồi thiền mới hiệu quả.

Sám hối giải trược:  Trước tiên phát nguyện: “Hôm nay là ngày... tháng... năm... con tên là... tuổi...” Sau đó ngồi thiền tự tâm bạn tự tạo lòng tin: Bằng cách thỉnh năng lực của vũ trụ, ánh sáng minh triết, từ bi trí tuệ của mười phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát phủ trùm toàn thân và xoá sạch sự Chấp lần cùng Tâm cố chấp phiền não khổ đau nhiều đời kiếp, tỉnh thức trực nhận ngay sự yên lặng thanh tịnh (1 vài phút, vì khi bạn vào trong “định”, một ít trược khí sẽ thoát ra nhờ năng lực ánh sáng chuyển hoá và mang đi. Đó là bạn hiểu và biết rõ về “nghiệp” quá khứ, đồng thời, bạn cảm nhận sâu về trược khí). Kế tiếp, bạn xám hối ăn năn chân thành ( bằng cách hành động lật ngược tâm lại để thể hiện sự hối hận). Vì lời nói, việc làm, ý nghĩ không tốt trước kia đã gây trở ngại, tạo bao oan trái oán thù với chúng sanh (tuỳ theo mỗi tôn giáo). Thí dụ: “Trong hiện tại cùng vô lượng kiếp trước, con đã vô tình hoặc cố tình làm hại chúng sanh, nay những linh hồn ấy còn ẩn nấp đâu đây để báo thù, con xin hồi hưởng phần phước bấu tu hành này cho tất cả vonh linh ấy được sanh về cảnh giới an lành. Xin Ơn Trên Chư Phật chứng minh gia hộ. Đó là thể hiện sự ăn năn, nhờ đó bạn tránh được nhiều trở ngại trong thế giới tâm linh và ảnh hưởng tốt trong thế giưới hiện tại mà bạn đang quyết tâm tu hành”.

Vào lều xông bình thường sau 10 đến 15 phút bắt đầu bạn chỉnh sửa cơ thể như: Cổ và đầu phải thẳng, cổ hơi ngước lên (không khom lưng, cúi cổ, sức nóng sẽ bị nghẹt). Sau cùng, trong khoảng thời gian 5 phút, bạn chỉnh sửa xương sống từ từ cho ngay thẳng. Những người lưng cong hay vôi cột xương sống cần tốn nhiều thời gian hơn, nhích lên từ từ nhờ người hướng dẫn chỉnh cột sống cho thẳng, khi ngay thẳng rồi từ đó về sau không được khom xuống, không được lau mồ hôi hay nhúc nhích. Vì nhúc nhích như vậy sức nóng sẽ tuột xuống. Muốn lấy sức nóng lên phải kềm tâm niệm rất lâu, tốn mất thời gian. Vì buổi ban đầu muốn được Nhất Niệm phải bắt buộc như vậy. Khi đạt Nhất Niệm rồi, dù thân có động hay tiếng động bên ngoài cũng không bị ảnh hưởng (không được ngồi ghế thòng chân). Sau khi chỉnh sửa, thả lỏng toàn bộ cơ thể, không để một cơ bắp nào trên thân gồng lại hay bị tréo. Buông thả tối đa để thân và trí nghỉ ngơi hoàn toàn, bắt đầu đọc thầm liên tục theo công thức Kềm tâm: Niệm cho liên tục, không cho gián đoạn. Quan trọng nhất là không để các tư tưởng khác xen vô. Nhờ định tâm sức nóng mới bung ra và đi lên dễ dàng.

Chìa khoá Yên lặng có ba điều trở ngại rất khó mở; Một là sự chú ý, hai là do theo dõi sức nóng biến chuyển trong thân, ba là mong muốn khai thông nhanh sức nóng thoát lên đầu. Do mong muốn, chú ý mà bạn bị dao động, quên kềm tâm, nên không yên lặng; Từ trở ngại đó mà chìa khoá Yên lặng không mở được. Vượt qua ba trở ngại này thì tâm được tịnh định yên lặng, sức nóng trược khí bung ra toàn thân, bạn không bao giờ bị ngộp, khí nhẹ thoát lên đầu, vọng tâm không còn nữa nên Nhất tâm rất hiệu quả.

Ngồi thiền - Xông nắng - Ngưng xông - Xả thiền - Nằm thiền

- Ngồi định tâm - Xông nắng: Định tâm bằng cách tĩnh lặng hoặc để tâm không thì không có sức nóng, do đó mồ hôi không bung ra. Nhưng định tâm bằng cách dùng động để đi vào tịnh (yên lặng) thì mồ hôi sẽ bung ra rất nhiều(dễ dàng cho trược khí và chất độc ra nhanh), hay nói cách khác bạn phải đọc thầm (niệm) trong đầu liên tục một câu gì đó ngắn gọn, từ 6 chữ trở lại là tốt nhất, ví dụ: Yên lặng là vàng...

- Phương pháp cốt lõi này là trực thẳng tu tâm, kềm tâm không cho tư tưởng nào xen vào là quan trọng, làm cho định tâm rất dễ, Nhờ thế đi vào trạng thái nhất niệm rất nhanh. Thật sự đây không phải là pháp tu thân làm cho thân hết bệnh. Chính phương pháp này trị bênh tâm là cho tâm yên lặng. Vì tâm bệnh nên thân mới bệnh (muốn hết bệnh một cách triệt để, phải loại bỏ nguồn năng lượng tâm sinh học - trược khí này tận gốc)

- Khẩu khuyết: Ngồi thiền từ 1 giờ trở lên, đọc thầm (niệm) liên tục, không cho gián đoạn, không để tư tưởng khác xen vào tâm định, thì sức nóng bung ra và đi lên(đây là công thứ thiền buổi đầu để thông khí). Không được trụ (để tâm chú ý lâu) ở bất cứ điểm nào (ngay trước ngực, trên đầu trên hư không, hoặc hơi thở ra vô lên xuống trong thân). Khi sức nóng vận hành trước ngực và đi lên khỏi mũi, niệm bốn chữ, gần tới đầu thì giảm bớt câu niệm, niệm thầm theo hướng lên; nên nhớ dùng phương tiện mà không dính trong phương tiện mới đúng pháp. Đức Phật dạy:" Các ngươi hãy ngó theo ngón tây ta để thấy trăng, nhưng ngón tay ta không phải là trăng". Không để tư tưởng khác xen vô định tâm như vậy mới có sức nóng. Nó muốn sanh khởi, bạn kềm tâm niệm nhanh lên đừng cho sanh khởi, tức bạn ở vào chỗ vô sanh (tâm yên lặng tức được thanh tịnh). Do thanh tịnh tự nhiên sức nóng tự động vận hành trong cơ thể, mồ hôi tuần tự trong thân ra liên tục không ngừng, cũng không cách khoảng, không gián đoạn là đúng pháp. Mồ hôi ban đầu ra mát, kế ấm, rồi nóng, nóng cho đến 30-40 độ , tâm định mới có được điều này (tâm không định mồ hôi lạnh toát ra). Mồ hôi ra hết sức nóng mới ra sau. Niệm làm sao giống như sợi dây thẳng băng, tâm liền tịnh định. Đó là pháp đặc biệt duy nhất giữ tâm trong yên lặng...

Bạn bắt đầu đọc thầm đều đều, nhẹ nhàng, đùng cố gắng thái quá; miễn sao tâm trí đừng vướng vào chuyện khác; bạn sẽ giữ tâm yên lặng rất lâu, sức nóng trong thân tăng lên rất nhanh, trường hợp có tư tưởng khác xen vô, không giữ tâm yên lặng được thì bạn đọc ngắn lại, nhanh lên hoặc đọc ra tiếng cho đến khi tâm trí trở lại yên lặng thì bạn đọc đều, bạn không được để tâm không, hoặc tỉnh thức thấy biết. Tuy tâm không khởi điều gì, vẫn ở trạng thái yên lặng, nhưng cũng không có sức nóng. Kềm tâm không có một tư tưởng nào xen vô tâm không sanh mà có sức nóng thanh vận hành đi lên, thì đó mới là cái không diệu hữu của Đức Phật. Đó là sự yên lặng của trời đất ( tự động theo quy luật tự nhiên - nặng trược thì đi xuống, thanh nhẹ sẽ đi lên). Đức Phật dạy: " Không mà bất không mới thiệt là không". Hành đúng công thức định tâm như vậy, tự nhiên sẽ có sức nóng. Khi tâm định, tự động sức nóng vận hành trong thân sẽ đẩy trược khí toàn thân bung ra theo các lỗ chân lông, và sức nóng (trong trược) thanh nhẹ sẽ tiếp tục đi lên.

Ngồi thiền như thế nào để mồ hôi trong thân ra hết? Khi mồ hôi lạnh ra là sức nóng còn kẹt trong thân, trược khí chưa ra, bạn bị mệt do sức nóng không ra chứ không phải do mồ hôi ra nhiều mà mệt. Mệt ở đây là do sức nóng không ra, làm cho bệnh, đau nhức và mỏi mệt. Khi mồ hôi nóng trên 30-40 độC, nước trong cơ thể tuôn ra hết, từ đó hơi nóng bắt đầu bung ra và lan toả toàn thân gọi là mồ hôi trong thân ra hết.

Ngồi thiền định như thế nào để sức nóng trược trong thân ra hết? Khi mồ hôi ra hết, sức nóng trược mới có cơ hội bung ra toàn thân (Sức nóng này nóng hơn hơi nóng từ nồi cơm điện). Sức nóng thanh nhẹ nữa bắt đầu vận hành đi lên, thường thì phái trước ngực đi lên, làm bạn hóc cổ, khát nước, muốn ho, buồn nôn, muốn ói, nghẹt thở tức ngực... Nếu bạn sợ hay dao động mà quên kềm tâm, bạn sẽ bị mệt và ngộp liền tức thì (thông thường bạn chú ý hay theo dõi sức nóng vận hành quên kềm tâm nên có tình trạng như vậy). Bạn hãy bình tĩnh, định tâm, gắn chặt vào đề mục niệm, bạn sẽ vượt qua và hết ngộp. Trong lúc ngồi thiền bạn tảng lờ tất cả các tiếng động xung quanh. tảng lờ các hiện tượng nóng lạnh, đau nhức, tê ngứa đang xảy ra trong thân. Bạn kềm tâm đừng cho tâm dao động thì sức nóng tự động bung ra và đi lên. Bạn sẽ hết khát và nước miếng ngọt dễ chịu. Bạn cứ kềm tâm gắn chặt vào đề mục đùng lo sợ điều gì. Sức nóng thanh nhẹ sẽ tự động đi lên, hoá giải mọi trở ngại trong thân. Bạn cần phải quyết tâm vượt qua trở ngại này. Nếu thời xông đầu tiên được xuôi thuận, bạn sẽ có kết quả ngay; Bằng không kềm được, bạn cho ói ra; Ngồi tại chỗ kềm và định tâm quyết liệt, lần hai này khiến sức nóng lên đầu làm cho đầu trán mát nhẹ là được. Nếu sức nóng ở trước ngực đi lên khỏi đầu, bạn sẽ thành công, ít tốn thời gian ngồi xông. Vượt qua trở ngại này, bạn sẽ đạt hiệu quả nhanh chỉ qua vài lần xông hơi. Bạn sẽ thông khí và tiếp tục thông lửa rất nhanh.

No comments: